Mail

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân lao động cả nước trong quý III đạt 7,1 triệu email

【email】Thu nhập bình quân lao động Hà Nội vượt TP HCM

TheậpbìnhquânlaođộngHàNộivượemailo công bố của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân lao động cả nước trong quý III đạt 7,1 triệu đồng, tăng 146.000 đồng so với quý II/2023. Hà Nội sau nhiều năm đã vượt TP HCM, khi thu nhập bình quân của lao động tăng 9,7%, tương ứng 873.000 đồng; của TP HCM tăng 0,6%, tức 56.000 đồng.

Thu nhập bình quân của lao động tại các tỉnh thành lớn đều tăng so với cùng kỳ năm trước, như Đồng Nai đạt 8,7 triệu đồng (tăng 155.000 đồng); Thái Nguyên 7,3 triệu (tăng 979.000 đồng); ngược lại Bắc Ninh giảm 328.000 đồng.

Xét trên diện rộng, lao động vùng đồng bằng sông Hồng tăng thu nhập nhanh nhất, hơn 6%. Đông Nam Bộ có sự chững lại, chỉ 2,2%. Đây cũng là vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất nước quý III, khoảng 3,08%.

Mức thu nhập của các địa phương phản ánh tình hình việc làm quý III. Đông Nam Bộ với tam giác công nghiệp TP HCM - Bình Dương - Đồng Nai chiếm tới 70% lao động chịu ảnh hưởng tiêu cực của làn sóng mất việc, cắt giảm việc làm, giảm thu nhập. Trong khi đó, các địa phương miền Bắc ít chịu ảnh hưởng hơn, thậm chí còn tăng tuyển dụng lao động ngành điện tử.

Thu nhập tăng nhưng đời sống lao động chưa được cải thiện do giá cả sinh hoạt và các mặt hàng thiết yếu, điện, nước, xăng đều tăng.

Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM, tháng 7/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TP HCM, tháng 7/2023. Ảnh: Thanh Tùng

Trong quý III, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực vì đơn hàng trong quý này giảm so với quý II, tập trung tại hai ngành da giày, dệt may. Số người mất việc còn 118.000, giảm gần một nửa, chủ yếu ở TP HCM và Bình Dương. Lao động nghỉ giãn việc còn 54.000, giảm 187.000 người, phần lớn trong doanh nghiệp FDI. Trong đó da giày chiếm gần 32% và dệt may chiếm 31%.

Tổng cục Thống kê dự báo sức mua ở các thị trường xuất khẩu vẫn kém, chiến tranh, lạm phát, chính sách tiền tệ thắt chặt... khiến tổng cầu hàng hóa thế giới sụt giảm. Doanh nghiệp trong nước vẫn có thể bị cắt giảm đơn hàng nên lao động vẫn sẽ mất việc làm, giảm thu nhập.

Chất lượng thị trường lao động cũng chưa có sự cải thiện đáng kể khi lực lượng phi chính thức chiếm khoảng 65%. Trong khi tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 27,3%, tăng nhẹ trong bối cảnh học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường. Cả nước vẫn còn trên 38 triệu lao động chưa qua đào tạo.

Hồng Chiêu

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap